Thói "ăn vạ" hay "mè nheo" khi đòi hỏi điều gì đó mà không hoặc chưa được đáp ứng thường hay xay ra đối với tất cả các trẻ. Bố mẹ nếu không khéo léo xử lý trong những tình huống này thì rất dễ khiến các bé ngày càng ăn vạ "kinh khủng" hơn.
Xem thêm:
- 4 sai lầm của cha mẹ giết chết sự tự tin của trẻ
- Những kỹ năng sống bắt buộc cần dạy trẻ
- Mùa hè - mùa của con
Cần làm gì để trị thói ăn vạ của các bé thì hãy để chúng tôi bật mí nhé:
1.Đừng “bắt mồi”
Phần lớn lỗi của các bậc phụ huynh chính là việc thể hiện sự quan tâm khi con cư xử xấu. Trẻ ăn vạ, khóc lóc, giận dỗi, chúng ta xúm vào dỗ dành, giải thích, răn đe,... mọi phản ứng dù là đang nhượng bộ hay phản đối hành động của trẻ, đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục. Hãy thử tỏ thái độ “phớt lờ”. Khi phát ra tín hiệu mà không thấy cha mẹ hồi đáp, các bé sẽ chán và biết cách chấm dứt tình trạng đòi hỏi trong hòa bình.
2. Không nên bỏ qua
Phớt lờ bé lúc bé lên đỉnh điểm “ăn vạ” không có nghĩa là sẽ bỏ qua luôn chuyện này. Sau khi bé trở lại bình tĩnh, các mẹ nên ôm bé và giải thích cho bé hiểu hành động vừa rồi của bé là không tốt, tại sao mẹ lại không ủng hộ để bé hiểu được vấn đề.
3. Khen ngợi trẻ
Trẻ bị mất vài miếng xếp hình trong bộ đồ chơi yêu thích và bắt đầu mè nheo với mẹ. Hãy thử dùng biện pháp “khen ngợi”: “ Không xếp đủ thành ngôi nhà thì con thử xếp thành cái khác đi. Bé của mẹ thông minh lắm mà.” Trẻ đòi ăn kẹo trước khi ngủ mặc dù đã đánh răng: “Con của mẹ giữ răng đẹp thế này cơ mà. Có giống như mấy bạn ăn nhiều kẹo để sâu hết răng đâu.” Lời khen có thể là cách đánh lạc hướng vòi vĩnh hiệu quả vì trẻ con luôn thích được khen ngợi.
4. Bản thân bố mẹ phải “mẫu mực”
Khi con quấy khóc, bản thân bạn cũng bực bội, la hét và khó chịu? Như vậy, bạn đã vô tình xây dựng hình tượng xấu mà con rất dễ noi theo. Thay vì thế, hãy giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy bảo con lúc con “ăn vạ”. Nếu bạn cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc, mọi việc vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc bối rối không biết xử trí thế nào, hãy thử ra ngoài thư giãn một chút nhưng đảm bảo bé vẫn ở trong tình trạng an toàn. Sau khi tâm trạng đã ổn định, bạn sẽ quay lại và nói chuyện tiếp với trẻ.
5. Giữ thần kinh “thép”
Khi trẻ đòi hỏi mà không được đáp ứng, chúng có thể sẽ phản ứng gay gắt và cư xử càng khó ưa hơn. Đừng vì thế mà nhượng bộ, hãy chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho những giọt “nước mắt cá sấu” hay những tiếng la hét đau đầu cả tiếng đồng hồ.
6. Không để người khác xen vào
Ở Việt Nam thường có thói quen, bố mẹ dạy nhưng ông bà lại bênh. Xuất phát từ tâm lý thương cháu, ông bà thường xót và bênh vực khi bố mẹ "đòn roi" với các bé. Hoặc là khi thấy các bé mếu máo nước mắt lưng tròng thì ông bà không cầm được lòng nên đứng ra bệnh vực. Như thế bé sẽ có chỗ dựa môi khi bị bố mẹ "dạy dỗ". Chính vì thế, bố mẹ cần thống nhất quan điểm với các thành viên trong nhà rằng, khi đã dạy dỗ bé là cả nhà phải đồng lòng, không được kẻ "đấm" người "xoa" sẽ khiến việc dạy dỗ trở nên vô nghĩa.
7. Luôn nhất quán
Không chỉ đồng lòng mà việc nhất quán trong dạy dỗ con trẻ cũng vô cùng quan trọng. Có thể khi ở nhà bạn rất cứng rắn với con nên bé khá ngoan ngoãn. Nhưng khi nhà có khách, hoặc những lúc đến nhà ông bà, đến nhà bạn bè bạn lại ngại sợ người khác đánh giá thế này thế kia nên bạn lại mềm lòng với con, nói là chỉ nhân nhượng cho con lần này thôi. Nhưng bạn đâu biết rằng, có lần này rồi sẽ lại có lần sau. Và bé sẽ biết được rằng, khi có khách hoặc khi có đông người bạn sẽ rất dễ dãi với bé và bé tha hồ được dịp đòi hỏi, và đòi hỏi không được thì luôn sẵn sàng ăn vạ.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét