Nỗi buồn khi có chồng là tiến sĩ

Việt Nam là quốc gia trọng sự học, gia đình nào cũng cố gắng cho con vươn tới một tấm bằng, bằng quốc nội, bằng quốc tế, đại học danh tiếng, đại học công, có cả một làng được tung hô có nhiều tiến sĩ nhất cả nước, tôi chỉ cảm thấy sự trống rỗng theo sau sự tiến bộ này. Chồng tôi cũng là tiến sĩ, cũng theo danh của một trường danh tiếng quốc tế nhưng sao tôi mất dần cảm giác gọi là “ngưỡng mộ” như một sinh viên trầm trồ nhìn vào một ông giáo.

Nhiều người lại nghĩ tình trạng “được voi đòi tiên”, có chồng có vợ một thời gian sẽ cảm thấy “chán”, có lẽ tôi đang trong tâm trạng này vì bị mất cảm giác muốn nghe người bạn đời của mình nói cũng như cảm giác nói cho bạn đời mình nghe. Có thể tôi chán chồng nhưng cũng có cảm giác như vậy đối với những người gọi là “trí thức” của xã hội, những phó giáo sư, tiến sĩ… sau một thời gian tiếp xúc, thân thiết có, xã giao có. Tôi nghiệm ra một điều chung của các trường hợp đã tiếp xúc, đó là sự nói và làm là hai khái niệm độc lập nhau.

Xem thêm:





Đa số trường hợp tôi được biết có thể có cái nhìn rất khách quan, suy nghĩ tiến bộ đối với các hoàn cảnh khác nhưng lại rất khắt khe, tiêu cực khi áp dụng vào hoàn cảnh của bản thân. Một người đàn ông luôn đề cao, ca ngợi sự tiến bộ và tự do của phụ nữ nhưng lại khắt khe đối với vợ mình, hạn chế sự tiếp xúc xã hội, chỉ tạo điều kiện cho vợ mình làm nội trợ và giới hạn các công việc khác ngoài gia đình. Có nhiều vị lại chủ trương lấy vợ có học thức thấp với suy nghĩ họ “dễ bảo”, “dễ phụ thuộc”. Một số bạn bè của tôi cũng có danh là tiến sĩ, nhưng đi cùng chữ “tiến” là chữ “sĩ” rất lớn.

Các trường hợp khác luôn đề cao sự tiến bộ của các quốc gia khác trừ quốc gia mình, luôn nhìn vào mặt xấu của quốc gia mình và nhìn vào mặt tốt của quốc gia khác sau các chuyến thăm quan ngắn hạn đến nước bạn. Tôi không rõ mình cảm thấy “chán” chồng ở điểm nào trong số các điểm trên nhưng không thích nói với chồng vì cảm thấy có nói cũng không được lắng nghe. Sau mỗi chuyến hội thảo qua các nước tiên tiến là một lần người bạn đời tôi lại thay đổi kế hoạch cho tương lai, không hề suy tính đến điểm nào là phù hợp hay không phù hợp với hoàn cảnh của vợ con, có thực tiễn hay không.

Có thể hôm nay anh khuyên vợ nên học tiếng Nhật, ngày mai lại khuyên nên học tiếng Bồ Đào Nha,… trong khi thực tiễn chưa có gì chắc chắn là sẽ lập nghiệp ở bên các nước đó, chỉ là những thông tin chưa chắc chắn. Anh còn có sự so sánh với bạn bè đồng trang lứa, người thì có chức danh ở quốc gia này, người khác có chức danh khác ở một trường danh tiếng. Khi tôi tỏ ý không hào hứng hay đồng tình sẽ được liệt vào danh sách những bà vợ không cảm thông, cản trở tương lai phát triển sự nghiệp và một lần mong vợ không có việc làm để “phụ thuộc”, dễ thực hiện theo các kế hoạch của anh.

Tôi không phải là tiến sĩ, cũng chẳng có chức danh gì ngoài một người vợ, một người mẹ. Cái tối quan trọng là tôi cần một người chồng biết lắng nghe hoàn cảnh gia đình, một người cha dám nói dám làm với con cái, cảm thông cho người vợ phải chăm lo một mình cho gia đình trong khi chồng vắng mặt một thời gian dài. Đáp lại cho tôi chỉ là những kế hoạch thay đổi, là những sự so sánh, trách cứ không cảm thông, những lời nói dài liên miên không có hành động, là những cái nói mà trên thực tế không có hoặc chưa thực hiện được.

"Ông xã à, anh có thể rong ruổi bao xa, trong bao lâu như từ trước đến nay nhưng chỉ cần anh biết lắng nghe, dừng lại suy nghĩ để nói những điều có thể làm được hoặc đã làm được. Anh cũng đừng so sánh với hoàn cảnh khác vì mỗi người đều khác nhau".

Theo vnexpress.net

LIKE and Share this article: :
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

} }) //]]>