Mẹ cần biết: thóp của bé khi nào liền lại

Trẻ khi mới sinh ra, ở chính giữa phía trước đỉnh đầu có một khe hở hình thoi, sờ vào thì thấy mềm và phập phồng nhẹ. Khe hở này được y học gọi là “thóp”, vì nó nằm ở phía trước đỉnh đầu nên được gọi là “thóp trước”. Khe hở nhỏ phía sau giữa xương đỉnh và xương chẩm gọi là “thóp sau”, nó sẽ liền lại khoảng 4 tháng sau khi trẻ được sinh ra.

Xem thêm:





Thóp trước tuy bé nhưng lại có thể phản ánh không ít tình trạng bên trong cơ thể bé. Cha mẹ trẻ nên chú ý đến “cửa sổ” nhỏ này. Khi bé vừa ra đời, thóp trước rộng khoảng 1,5 đến 2,5cm. Thóp bình thường khá bằng phẳng, mấy tháng sau khi sinh, cùng với sự phát triển to ra của vòng đầu, nó cũng dần to ra, sau 6 tháng thì dần cứng và nhỏ lại, thường trong vòng 12 đến 18 tháng sẽ khép lại. Thời gian liền thóp sớm hay muộn phản ánh tình trạng phát triển của đại não và xương sọ.

Nếu thóp trước liền lại trước tháng thứ 6 là biểu hiện đứa trẻ có khả năng bị đầu nhỏ, dị dạng hoặc não phát triển không hoàn thiện. Còn nếu thóp trước sau 18 tháng vẫn chưa liền lại thì là quá muộn, đây có thể là biểu hiện của tràn dịch não, bệnh còi xương và bệnh trì độn.

Nếu thóp trước bị lồi là biểu hiện áp lực trong sọ não tăng cao, đứa trẻ có khả năng bị viêm màng não, viêm não và ngộ độc vitamin A. Những đứa trẻ có thóp trước bị lõm thì có thể bị mất nước do nôn, tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng.

Vì vậy, các bậc cha mẹ trẻ nếu phát hiện thóp trước của con mình liền lại quá sớm hoặc quá muộn, lồi hoặc lõm thì nên chú ý, lập tức đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.
LIKE and Share this article: :
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

} }) //]]>