Giống như người lớn, cuộc sống của trẻ nhỏ cũng đối mặt với rất nhiều thay đổi. Việc dạy bé những nề nếp và kỷ luật sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và tự phát triển những quy tắc sống của riêng mình. Giáo dục con cái trước tiên phải giáo dục về đạo đức. Rèn cho con trở thành người có tính kỷ luật và lòng vị tha, biết yêu thương, chia sẻ nhưng cũng biết tự nghiêm khắc với bản thân.
Lo lắng trước những gì mình chưa biết là một tâm lý hết sức bình thường ở trẻ nhỏ và cả người lớn nữa. Có một thực tế là trẻ nhỏ phải trải qua những thay đổi từng ngày một, từ việc chúng lớn lên, biết bò, tập đi cho đến việc phải chia tay bạn học sau mỗi mùa hè, chuyển nhà mới… Bé vẫn thích nghi được với tất cả những đổi thay này, nhưng sẽ chịu ít nhiều áp lực. Và cũng như người lớn, bé thích ứng tốt nhất khi những thay đổi này được biết trước và bé cảm thấy điều này không xa lạ với nếp sinh hoạt thường thấy.
Một số thay đổi, dù nhỏ như mẹ đi công tác hay bạn thân của bé sẽ vắng mặt trong suốt 1 tuần vì đi du lịch với gia đình đều có thể khiến con bạn cảm thấy lo lắng không yên. Nhưng khi đã tự hình thành được những thói quen, hành vi mang tính nề nếp thì bé sẽ kiểm soát được bản thân cũng như môi trường mà mình sống trong đó.
Xem thêm:
Xem thêm:
- Làm gì để con tự giác học bài?
- Trị con thói "ăn vạ" như thế nào
- Những kỹ năng sống bắt buộc cần dạy trẻ
5 lợi ích của việc dạy bé kỷ luật
1. Không tạo ra thắc mắc hay mâu thuẫn: Chẳng hạn, việc tắt TV khi vào bàn ăn sẽ trở nên hết sức bình thường nếu đó là thói quen của cả gia đình. Ngược lại, nếu điều này không được thực hiện thường xuyên, bé sẽ phản ứng bằng cách khóc lóc hay không chịu ăn.
2. Bé sẵn sàng hợp tác: Khi cả bạn và bé đều biết chuyện gì sắp xảy ra, bé sẽ không cảm thấy mình bị ép buộc, trong khi đó, ba mẹ không phải vật vã thuyết phục, dọa nạt hay dỗ ngọt con.
3. Bé tự lập hơn: Dần dần với những thói quen đã trở thành nếp sống, bé sẽ tự động làm những việc trong khả năng của mình như gấp quần áo, tắm rửa hay chải răng.
4. Bé học được thế nào là trông ngóng, mong đợi: Ví dụ, bạn luôn dành một chút thời gian buổi chiều để chơi cùng con, dần dần, bé sẽ biết rằng buổi chiều là khoảng thời gian tuyệt vời.
5. Sinh hoạt điều độ có lợi cho sức khỏe của bé: Việc ăn, học, ngủ, nghỉ đúng giờ giấc sẽ giúp bé phát triển tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Kỷ luật có làm mất tính sáng tạo?
Đây là một băn khoăn lớn của các bậc phụ huynh khi muốn đưa con họ vào kỷ luật. Nhưng bạn nên biết rằng, ngay cả những nhà văn, nhà thơ hay họa sĩ nổi tiếng cũng làm việc một cách vô cùng nghiêm túc theo thời gian biểu cố định. Vì vậy, chẳng có gì sai trái khi bạn làm cho cuộc sống gia đình trở nên dễ dàng, thoải mái hơn khi tất cả mọi thứ đi vào một guồng quay ổn định.
Bé sơ sinh có cần phải theo nề nếp không?
Việc triển khai các quy tắc đối với các bé mới sinh là quá sớm. Việc duy nhất bạn có thể làm vào thời gian này là tập cho con ngủ ngoan vào ban đêm. Bé không thể đáp ứng theo bạn mà ngược lại, bạn phải thay đổi bản thân theo nhu cầu của con. Bé sẽ cho bạn biết khi nào cần cho bé bú, khi nào cần thay tã… Khi bước vào giai đoạn tập đi, tập nói, bé sẽ tự hình thành được một số thói quen cơ bản và đây là lúc bạn có thể bắt đầu giúp con tạo dựng thêm các lề thói sinh hoạt tốt.
Cổ nhân có câu “gieo nhân nào gặt quả đấy”, chỉ cần chúng ta tận tâm, tận lực giáo dục con, xây dựng quan niệm giáo dục mới “cùng con học tập, cùng con vui chơi, cùng con phát triển”. Đồng thời quan tâm chú trọng đến sự phát triển và giáo dục con song hành với sự phát triển của bản thân mình, đây mới là điều kiện không thể thiếu mà một người mẹ trong thời đại mới cần phải có.
Cổ nhân có câu “gieo nhân nào gặt quả đấy”, chỉ cần chúng ta tận tâm, tận lực giáo dục con, xây dựng quan niệm giáo dục mới “cùng con học tập, cùng con vui chơi, cùng con phát triển”. Đồng thời quan tâm chú trọng đến sự phát triển và giáo dục con song hành với sự phát triển của bản thân mình, đây mới là điều kiện không thể thiếu mà một người mẹ trong thời đại mới cần phải có.
Từ khóa tìm kiếm:
- dạy con tính kỷ luật
- khái niệm dạy con tính kỷ luật
- cách dạy con tính kỷ luật
- nguyên tắc kỷ luật
- kỷ luật bé
- tôn trọng kỷ luật
- tinh thần kỷ luật
- du con
- day con tinh can than
0 nhận xét :
Đăng nhận xét