Chồng lương tháng 40 triệu vẫn ngửa tay xin vợ tiền thuê nhà

Thủy vốn là cô sinh viên Hành chính, chưa kịp tốt nghiệp cô đã “theo chồng bỏ cuộc chơi” giữa chừng. Khi lấy chồng rồi, cô chỉ quanh quẩn nơi xó bếp, cơm nước phục vụ cả gia đình chồng mà quên đi tuổi xuân của mình. Chồng Thủy vốn là nhân viên kinh doanh của một cửa hang ô tô lớn, tính thu nhập chính và thu nhập thêm các dịch vụ ngoài lương tháng của anh cũng phải đến 40 triệu đồng.

Hiện tại, gia đình Thủy đang thuê căn nhà 3 tầng tận trên Diễn. Sống cùng nhà, có cô em chồng đang học Ngoại thương. Tuy là cô sinh viên mới ở quê lên, nhưng em chồng Thủy khá chơi bời, ghê gớm và rất khéo “bòn” tiền anh trai. Được anh và gia đình cưng chiều nên cô ta khinh chị dâu ra mặt.

Từ ngày làm dâu, Thủy chịu không ít điều tiếng từ gia đình chồng. Đầu tiên là bố chồng, sau đó đến em chồng. Đã thế, khi sống cùng nhau, em chồng không ít lần “châm ngòi” cho những xung đột giữa cô và chồng. Hễ làm sai việc gì cô ta lại đổ hết lên đầu chị dâu. Thủy biết tính chồng nóng nảy nên không dám cãi lại, mỗi lúc có chuyện cô đều bế con sang hàng xóm chơi.

Dù lương thuộc hàng thu nhập khá cao, nhưng chồng Thủy thừa hưởng đức tính chi li từ bố mẹ chồng. Sống cùng nhau, nhưng anh luôn rạch ròi với vợ từng hào, từng xu. Từ ngày vợ nghỉ sinh con, mỗi lần đi chợ anh chỉ đưa cho vợ 300-500 nghìn đồng, khi nào hết anh ta lại đưa tiếp. Cầm số tiền chồng đưa trong tay, Thủy không khỏi rơm rớm nước mắt.
Cô vừa sinh con, cần phải có chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nhưng với số tiền chồng đưa còn dặn “Cố mà chi tiêu cho được 5 ngày nhé”. Chi tiêu 5 ngày với số tiền 300 ư?

Khi Thủy nhẹ nhàng giải thích với chồng, cô rạch ròi ghi lại từng khoản thì anh ta nhảy bổ lên “Sao cô mua đắt thế? Cố mà tiết kiệm đi chứ. Tôi hàng tháng còn tiền nhà, tiền nuôi em ăn học, chẳng nhẽ cô nghĩ tiền nhà miễn phí chắc? Mà tuần trước tôi vừa cho cô 500 nghìn cơ mà. Sao hết nhanh thế?”.

Thủy nghe thế giật mình “Chẳng nhẽ tuần trước không ăn hay sao?”.

“Đây tôi đưa cô thêm 200 nghìn nhé! Tuần này cô lấy 3 lần rồi, một lần 300 nghìn, lần nữa 300 nghìn và giờ 200 nghìn nữa. Thế đã thoải mái chưa nào”- chồng Thủy dúi vào tay cô tờ tiền mới tinh rồi đi lên phòng nằm xem ti vi. Mình Thủy đứng đó chới với, lắc đầu với bài toán chi tiêu nan giải.

Nhiều lúc Thủy thấy nhục nhã lắm, ngày cô đi làm thiếu bao nhiêu cô bù bấy nhiêu. Vì thế, chồng cô ăn sướng, ăn đủ đã quên miệng, anh ta cứ nghĩ từ trước tới nay số tiền anh ta đưa cho cô là thoải mái, nhưng anh ta đâu có biết rằng ở Hà Nội cái gì mà chẳng đắt đỏ.

Đôi lần cô rớm nước mắt vì những câu nói “tinh vi” của chồng kiểu như “Tiền ai người đó ăn, muốn ăn nhiều, ăn ngon thì tự kiếm mà tiêu”, “Ghánh nặng đè lên đầu tôi hết”,... Anh ta nói nhưng đâu có nghĩ, Thủy cũng có dám tiêu gì cho bản thân với số tiền như thế. Mà thế, với vợ thì anh ta chi li, nhưng với em gái thì anh ta hào phóng vô cùng.

Anh ta cho em tiền mua máy ảnh, mua quần áo hàng hiệu, thậm chí cuối tuần anh em còn đèo nhau đi thưởng thức đặc sản Hà Nội. Khi Thủy lên tiếng, anh ta cho rằng “Ngày xưa khi yêu tôi chả dẫn cô đi ăn còn gì. Giờ em nó lên đây, tôi phải cho nó thưởng thức với chứ. Mà cô đang ở cữ đòi đi đâu?”.

Xem thêm:





Rõ ràng, anh ta thừa hiểu Thủy nay đang ở cữ chăm con lấy đâu ra tiền mà chi tiêu cho thoải mái. Đã thế anh ta còn chê bai “Sao ngày nào cũng thịt lợn thế?”, “lại gà công nghiệp, sao không mua con gà ta mà ăn cho bổ dưỡng”,… Thủy cãi lời: “Nếu mua thế thì lấy tiền đâu cho hôm sau. Anh đưa cho em có 300 ngàn thôi mà”.

Nghe thế anh ta tự ái: “Tôi chỉ có vậy, cô không muốn đi chợ thì nhịn đi cho nó khỏe. Tôi nói thật, đàn bà không biết chi tiêu thì vứt đi nhé. Muốn nhiều thì đi làm mà tiêu”. Thủy nghe thế uất nghẹn trong lòng. Cô thật không ngờ người chồng cô từng đem lòng yêu thương hết mực nay bộc lộ bản chất tồi tệ tới như thế.

“Cô nghĩ xem, 300 nghìn mỗi bữa 50 nghìn chẳng nhẽ cô không biết tính sao. Mua 40 nghìn tiền thịt cho cả ngày, 5 nghìn 2 bó rau, 5 nghìn chuối tráng miệng, chẳng nhẽ không đủ 2 bữa ăn cho cả nhà sao”, Thủy vẫn nhớ như in lời chồng cô nói.

Thủy cố nhẫn nhịn để ở nhà chăm con, nhưng rồi khi ‘tức nước vỡ bờ’ cô không còn muốn sống cảnh phụ thuộc người chồng như anh ta. Cô gửi con cho ông bà ngoại, trở lại công ty làm việc. Cũng may cho cô sống có tình nghĩa nên khi cô xin đi làm trở lại, sếp vẫn tạo điều kiện cho cô.

Cứ tưởng khi đi làm có đồng lương, cuộc sống sẽ khá hơn. Nhưng nào ngờ, tháng lương đầu tiên cô cầm về, chồng cô ngay lập tức thay đổi thái độ. Anh ta không đưa cô tiền ăn như trước, thậm chí còn đòi chia đôi tiền nhà. Anh ta nói, tiền nhà trước nay mỗi anh ta chịu, nay Thủy đi làm phải chịu một nửa. Nói rồi anh ta ngửa tay đòi tiền Thủy.

Quá uất ức, Thủy đã xả vào mặt anh ta những lời lẽ uất ức “Tôi không ngờ trên đời có kiểu chồng như anh đấy. Sao anh có thể trở nên tồi tệ như thế hả?. Anh nhìn xem anh cho em gái mình cái túi tiền triệu, nhưng với vợ con anh chỉ cho tiền trăm để mua ăn uống cho cả tuần. Anh tưởng là đủ hay sao? Tôi cực đến nỗi phải ngửa tay xin tiền bố mẹ mình đấy?”.

Anh ta nghe thấy vậy, liền xuống nước “Có gì cô cứ từ từ mà nói nào”

Thủy không nghe thấy gì vẫn thao thao bất tuyệt. Cô không cầm được nước mắt khi mỗi lời cô nói, nước mắt cứ chực rơi ra. Nỗi đau đớn uất nghẹn nín nhịn bấy lâu giờ không kiềm chế được.

Gã chồng kẹt sỉ nghe xong bực tức, nhưng vẫn cố giữ cho mình cái uy làm chồng. Anh ta vẫn nói những lời hết sức tồi tệ “Muốn sống ở đây thì ngoan ngoãn im mồm đi. Còn nếu cứ phàn nàn thì hãy cút khỏi đây. Tao không muốn nghe nữa”. Thủy chẳng cần nghe anh ta nói thêm gì nữa, cô cầm vali đi thẳng vào phòng xếp quần áo rồi dắt con về ngoại giữa lúc nửa đêm.
LIKE and Share this article: :
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

} }) //]]>